THÁI THỦY TỔ QUAN NGHÈ ĐOÀN ĐẠI LANG 

(đời thứ 18)

Trong gia phả là cụ ĐOÀN ĐẠI LANG

Đặc Tấn Phụ Quốc Thượng Tướng Quân

Hộ Quốc sắc phong Thượng đẳng chi thần.

THÁI THỦY TỔ QUAN NGHÈ ĐOÀN ĐẠI LANG

CỤ QUAN NGHÈ ĐOÀN ĐẠI LANG còn được biết đến là Cụ Quan nghè ĐOÀN LẠN hay ĐOÀN LANG (đời thứ 18)

Trong gia phả là cụ ĐOÀN ĐẠI LANG

Đặc Tấn Phụ Quốc Thượng Tướng Quân

Hộ Quốc sắc phong Thượng đẳng chi thần.

      Theo gia phả Tộc Đoàn Đông Yên do ông Đoàn Công Lễ dịch thuật vào năm Cảnh Hưng (1760) và do ông Đoàn Công Dung phục sao chữ hán và dịch âm tiếng việt thì cổ bổn của Đoàn Tộc ông Thái Thỉ Tổ ĐOÀN ĐẠI LANG tự là An Phận, cùng bà Nhứt nương hiệu An Tâm. Nguyên quán xã Khuôn Phụ, Huyện Gia Phước, Phủ thừa tuyên Hạ Hồng, tỉnh Hải Dương.

     Theo cổng thông tin điện tử huyện Gia Lộc: Tương truyền, xưa kia có nhiều người học hành có tiếng như Nguyễn Trung Ngạn (thường gọi là ông Tứ), Đoàn Đại Lang (thường gọi là ông nghè Lang), ...

     Đây là học vị cao nhất trong hệ thống thi cử thời phong kiến. Muốn đạt được danh hiệu cao quý này, mọi sĩ tử phải đạt được 3 kỳ thi chính do triều đình nhà nước thời đó quản lý: Thi Hương (thi tuyển lấy tú tài, cử nhân); Thi Hội (thi chọn trong số người đỗ cử nhân để lấy một số người giỏi); Thi Đình (kỳ thi mở ngay tại sân điện rồng của nhà vua cho những người vượt qua kì thi hội).

Bia số 4 Văn Miếu Quốc tử giám số TT 8 ký hiệu N01316có ghi: 

Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, 8 người:

DƯƠNG CHÂU 楊珠(2)người xã Lạc Thổ huyện Siêu Loại.

BÙI VIẾT LƯƠNG 裴曰良(3)người xã Dũng Tuyền huyện Nam Xương.

QUÁCH HỮU NGHIÊM 郭有嚴(4)người xã Phúc Khê huyện Thanh Lan.

HÀ CÔNG TRÌNH 何公程(5)người xã Tỉnh Thạch huyện Thiên Lộc.

LƯƠNG HỐI 梁誨(6)người xã Hà Lỗ huyện Đông Ngàn.

NGUYỄN ĐÔN PHỤC 阮敦復(7)người xã Tri Lễ huyện Thanh Oai.

ĐOÀN LẠN 段爛 (8)người xã Hồng Lục huyện Gia Lộc (9).

PHẠM THỪA NGHIỆP 范承業(10)người xã Ngọ Kiều huyện Gia Lâm. 

(8). Đoàn Lạn (?-?) người xã Hồng Lục huyện Trường Tân (nay thuộc xã Tân Hưng huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Thừa tuyên sứ và từng được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).

Bia dựng ngày 15 tháng 8 niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484).

Đại Việt Sử ký toán thư” có ghi:

“Bính Tuất, [Quang Thuận] năm thứ 7 [1466], (Minh Thành Hóa năm thứ 2). 

Tổ chức thi hội cho các thí sinh trong cả nước. Lấy đỗ 27 người.

Ngày 26, xướng danh bọn tiến sĩ Dương Như Châu. Vua ban ân mệnh. Lễ bộ đem bảng vàng yết ở ngoài cửa Đông Hoa.

Tháng 3 nhuận, ngày mùng 3, ban cho bọn tiến sĩ Dương Như Châu vinh quy.”

Lấy bọn Quốc tử giám thụ Nguyễn Nhân Tùy, Huyện thừa Đinh Bô Cương, Giám bạ Đào Nhân Tùy, Tri huyện Lê Bá Tu, Minh hình tri viên ngoại lang Đào Lang Chủng làm giám sát ngự sử các xứ Hải Tây, Hải Đông, Hải Bắc, Hải Nam.”

Thuận Hóa: Đời Hùng Vương xưa, Thuận Hóa là nước Việt Thường; nhà Tần, thuộc Tượng quận; nhà Hán, là quận Nhật Nam; nhà Tấn, là nước Lâm Ấp; nhà Tùy năm Đại Nghiệp nguyên niên đổi đặt là quận Tị Ảnh; cuối đời nhà tùy lại mất về Lâm Ấp; nhà Đường, khoảng niên hiệu Trinh Quán vỗ yên được Lâm Ấp, lại đặt làm Nam Ảnh châu; nhà Tống là Chiêm Thành, những đất Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính, Ô Châu và Lý Châu đều thuộc vào địa bàn này.

Lý Thái Tông thân đi đánh Chiêm Thành, chúa Chiêm Thành dâng 3 châu; Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính; Lý Nhân Tông đổi Địa Lý làm châu Lâm Bình, Ma Linh làm châu Minh Linh, Bố Chính làm châu Bố chính; Trần Anh Tông năm Hưng Long thứ 15 đem 2 châu Ô và Lý đặt làm Thuận Châu và Hóa Châu.

Duệ Tông năm Long Khánh thứ đổi Lâm Bình làm Tân Bình; thuộc Minh chia đặt làm 2 phủ: Tân Bình và Thuận Hóa; hồi đầu triều Lê đổi làm 2 lộ: Tân Bình và Thuận Hóa, thuộc đạo Hải Tây; năm Quang Thuận thứ 7 đặt làm Thuận Hóa thừa tuyên; năm Hồng Đức thứ 21 đổi làm xứ quản lĩnh 2 phủ: Tân Bình và Thiệu Phong; khoảng giữa niên hiệu Hồng Thuận gọi là trấn; bản triều, Thái tổ Gia dụ hoàng đế trấn trị phương nam, dựng đô thành ở Thuận Châu, Hi Tông hiếu văn hoàng đế đem đất Nam Bố Chính đặt Bố Chính doanh, lấy sông Gianh làm giới mốc, còn Bắc Bố Chính thuộc về Nghệ An; năm Cảnh Hưng thứ 47 quân nhà Trịnh vào xâm lấn, đặt làm xứ Thuận Hóa; năm Gia Long nguyên niên chia đặt 3 doanh "trực lệ" là: Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Đức; năm Minh Mệnh thứ 2 đổi doanh Quảng Đức làm phủ

Thừa Thiên; năm thứ 8 đổi doanh Quảng Trị làm trấn Quảng Trị, doanh Quảng Bình làm trấn Quảng Bình, đều bớt bỏ 2 chữ "trực lệ", năm thứ 12 đổi trấn Quảng Trị làm tỉnh Quảng Trị, trấn Quảng Bình làm tỉnh Quảng Bình; năm Tự Đức thứ 6 đổi tỉnh Quảng Bình làm đạo, hợp vào phủ Thừa Thiên; năm thứ 29 lại đặt tỉnh Quảng Trị như cũ.

Như vậy Tân Bình và Thuận Hóa, thuộc đạo Hải Tây

Trong gia phả có ghi: "Trong năm Lê Hồng Đức, có sắc lệnh trưng binh, ông mang vợ con theo phò vua Lê Thánh Tông đi đánh giặc Chiêm Thành, lập công bắt được tướng Chiêm Thành là Trà Toản, sau khi vua đánh giặc đã xong, vua bèn hạ chiếu cho tướng sĩ ban sự hồi trào, còn cụ Đoàn Công Huyền tấu cùng vua Lê xin ở lại tỉnh Quảng Nam, quy dân lập ấp, khai khẩn ruộng đất thành lập xã hiệu lúc bấy giờ gọi là Quảng Nam xứ."

Sách Toàn thư ghi: “Tháng 8 (Canh Dần 1470) quốc vương Chiêm Thành Bàn La Trà Toàn thân hành đem hơn 10 vạn quân thủy bộ cùng voi ngựa đánh úp Châu Hóa. Tướng trấn giữ biên thùy Châu Hóa là bọn Phạm Văn Hiển đánh không nổi, phải dồn cả dân vào thành rồi cho chạy thư báo cấp... Ngày mồng 6 (tháng 11) vua xuống chiếu thân hành đi đánh Chiêm Thành... Vua bèn gọi 26 vạn tinh binh, xuống chiếu thân chinh... 

Ngày 18 thủy quân vào đến đất Chiêm Thành... Ngày mồng 7 (tháng 2) vua tự mình dẫn hơn 1.000 chiếc thuyền, hơn 70 vạn tinh binh ra 2 cửa biển Tân áp và cựu Tọa dựng cờ thiên tử, đánh trống hò reo mà tiến... Ngày mồng 1 tháng 3 hạ được thành Chà Bàn, bắt sống hơn 3 vạn người, chém hơn 4 vạn thủ cấp, bắt sống Trà Toàn rồi đem quân về... Tháng 6, lấy đất Chiêm Thành đặt làm Thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa. Đặt chức án sát sứ ở 12 thừa tuyên và đặt 3 ty ở Quảng Nam.

Quân Thuận Hóa bắt sống được Trà Toàn dẫn đến trước mặt vua. Trà Toàn cúi đầu quỳ xuống.

Vua hỏi qua người phiên dịch rằng:

 “Ngươi là chúa nước Chiêm phải không? “.

Toàn trả lời: “Vâng “.

Vua hỏi: “Có biết ta là vua không? “.

Toàn trả lời: “Tôi nhìn thấy phong thái, đã biết là thánh thượng rồi “.

Vua hỏi: “Ngươi có mấy con rồi “.

Trả lời: “Tôi có hơn 10 đứa con “.

Đỗ Hoàn nói: “Hắn đã kêu van xin làm thần tử, xin bệ hạ tha cho khỏi chết “.

Vua nói với Toàn:

Trong đám gươm giáo, ta sợ ngươi bị hại, nay may mà còn sống đến đây, ta thực yên lòng “.

Bèn sai đưa Trà Toàn ra ngoài ty Trấn điện làm nhà nhỏ cho ở đấy. Các quan dẫn Toàn ra hơi gấp. Vua bảo:

 “Đưa đi thong thả thôi, người ta là vua của một nước, sao lại bức nhau đến như vậy? “.

Ngày mồng 2 tháng 3, vua thấy đã phá được thành Chà Bàn, liền xuống chiếu đem quân về.

Theo gia họ Đoàn Quảng Bình Quảng Trạch thì làng Tiên năm 1470 có ba anh em Tam quan họ Đoàn thấy long mạch nơi này rất đẹp sơn thủy hữu tình, nơi giao thủy của ba dòng nước hội tụ, bèn về đây lập làng.

Ông Nghi Trung Bá. Quản Giáp bình Nam tướng quân, giao cho Trấn thủ châu Bố Chính.

Ông An Toàn Bá, Thượng tướng Phủ Tân (Tiên) Bình, Thuận Hóa.

Ông Dung Thành Bá. Phủ Tâm (Tiên) Bình Thuận Hóa

Trong gia phả có các câu đối câu:

THẬP BÁT QUẬN CÔNG TAM QUAN TƯỚNG 

BÁCH NHÂN TIẾN SỶ NHỊ TRẠNG NGUYÊN.

“Nhất phiến cô trung thiên địa bạch

Lưỡng giang chính khí nhạc hà lưu “.

“Kiến mộc thiên chí quy nhất bổn

Trường Giang vạn phái tổng đồng nguyên”.

“Đại địa xuất Quan công, PHỤ danh tướng triều lê, TỬ danh tướng triều Lê

Bố châu thừa hiệp trấn, thượng linh giang lập địa, hạ linh giang lập địa.”

“Bút lĩnh linh giang trường tồn vạn đại

Đoàn gia lĩnh tộc thịnh vượng ức niên. “

Và câu đối:

“Sinh thời oanh liệt tam quan tướng

Tử hậu Anh linh vạn cổ thần”.

 Và họ Đoàn là họ nhà Võ, thường múa võ khi tế lễ. Họ Đoàn nói đó là Thần bí đạo gia truyền.

 Cả ba ông từ làng Thổ hào Thanh Chương Nghệ An. Phò vua Lê Thánh Tông vào đánh giặc Chiêm Thành năm Hồng Đức Canh Dần 1470. 

Theo Đại Việt sử ký tiền biên trang 413 NXB KHXH Hà Nội 1867 ghi:

Thấy Nghệ An là một vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng, giáp biên giới Chiêm Thành, thường bị quân Chiêm dòm ngó, quấy nhiễu. Vua Trần giao cho Đoàn Nhữ Hài quản lĩnh 2 hiệu quân Thần Sách, Thần Vũ kiêm Kinh lược sứ Nghệ An. Lĩnh mệnh nhà Trần, Đoàn Nhữ Hài dẫn quân đóng tại mảnh đất “Nguyệt Tiên – Thanh Chương Nghệ An bây giờ “. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ Kinh lược đại sứ Nghệ An, Đoàn Nhữ Hài thấy mảnh đất mà mình đang đóng quân là một vùng đất có vị trí đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng vị trí chiến lược.... nên ông đem gia nô, con cháu vào định cư khai khẩn lập làng trên mảnh đất “Nguyệt Tiên “này.

Chính vì vậy một số gia phả có chép là :

 “Hậu duệ của danh thần Đoàn Nhữ Hài có Đoàn Đại Lang từ Khuôn phụ huyện Gia Phúc (Gia Lộc, Hải Dương) tòng quân theo vua Lê Thánh Tông đi đánh dẹp Chiêm Thành lập công bắt Trà Toàn, khải hoàn hồi triều. Đoàn Đại Lang xin được ở lại đất Ba Châu (Duy Xuyên, Quảng Nam) khai hoang lập nghiệp sinh dòng họ Hậu Duệ có Đoàn Công Huyền “.


Đã từ lâu con cháu tộc Đoàn Đông yên vẫn đi tìm nguồn gốc của dòng họ. Tuy là biết mộ ông bà Đoàn Đại Lang đồng tán ở Khuông Phụ và họ Đoàn trên cả nước đa số từ Gia Lộc Hải Dương đi các miền đất nước. Song biết chính xác mối liên hệ thế nào thì cũng chỉ dựa vào những thông tin thu lượm và tìm kiếm sau này.

 Khi tìm hiểu về làng Khuông Phụ thì tại đây đa số là họ Đoàn. Đình làng Khuông phụ xưa thuộc về họ Đoàn.  

Họ Đoàn Văn tại làng Khuông Phụ vẫn giữ được bát hương cổ của họ Đoàn, trên bát hương có khắc hai chữ ĐẠI VƯƠNG. Theo lời kể của những người họ Đoàn tại làng thì có niên đại khoảng 700 đến 800 năm.

Đây là bằng chứng để chứng minh họ Đoàn Văn tại đây là con cháu của cụ Đoàn Thượng.

Đến năm 1990 cụ Đoàn Chương cháu đời thứ 14 từ cụ Đoàn Đại Lang đã tìm được văn bản bằng chữ nho có liên quan đến dòng họ Đoàn Đông Yên.

Trong nội dung văn bản là vụ sử kiện đất đai giữa họ Đoàn, Họ Võ và họ Đặng. Các họ phải trình văn bản để chứng minh nguồn gốc đất đai tranh chấp sau thời Mạc triều. Trong đó Họ Đoàn xuất trình gia phả năm Cảnh Thống Lê Hiến Tông (1497): Năm Hồng Đức Lê Thánh Tôn trưng binh Đoàn Nhất Lang cùng Huyền Đoàn thê tử tùng quân chinh chiêm chủ chấp Trà Toàn có công lưu cữ Quảng Nam lập thành Đông Yên Châu con cháu cụ Đoàn Nhất Lang chi nhánh Đoàn mãi Công thập cửu thế (19 đời).

Xem xét lại gia phả họ Đoàn thì: Cụ Đoàn Trang Tùng sinh ra cụ Đoàn Nhất Lang, Đoàn Nhị Lang, Đoàn Tam Lang. Trong tam kiệt nổi bật là Đoàn Tam Lang tên huý là Đoàn Thiện Hưng (Đoàn Phúc Hưng), chức cai hương thiên hộ. Thế kỷ 13, giặc Nguyên Mông xâm lược nước Đại Việt, nhà Trần mộ binh tuyển tướng, cả 3 anh em Đoàn Nhất Lang, Nhị Lang, Tam Lang đều tòng quân được xung vào quân của phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư.

Theo ghi chép lại thì con trưởng của cụ Đoàn Văn là Đoàn Trang Tùng chuyển cư về gần cựu quán ở làng Hội Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu (nay là thôn An Tân, xã Gia Tân, huyện Gia Lộc, Hải Dương), trông nom phần mộ và phát triển dòng họ ở vùng này. 

Như vậy qua văn bản kiện thì cụ Đoàn Công Huyền là đời thứ 19 theo chi nhánh của cụ Đoàn Nhất Lang. Cụ Đoàn Nhất Lang con của cụ Đoàn Trang Tùng ở làng Hội Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu.

Còn cụ Đoàn Tam Lang (Đoàn Phúc Hưng) Đời thứ 12 sinh ra cụ Đoàn Phúc Trung đời thứ 13. Cụ Đoàn Phúc Trung sinh ra cụ Đoàn Nhữ Hài đời thứ 14 

Trong gia phả do cụ Đoàn Công Lễ dịch thuật có ghi: “Mả ông bà Cụ Đoàn Đại Lang đồng tán ở xã Khuông Phụ “.

Làng Khuông Phụ xưa có tên là làng Khuông, thuộc tổng Phương Duy, làng nằm sát sông Đĩnh Đào, từ ngã ba sông Trõ đến ngã ba sông Rồng. Sau cách mạng tháng Tám làng thuộc xã Dân Chủ, đến năm 1948 là một làng thuộc xã Yết Kiêu cho đến nay. Làng có 10 dòng họ cùng sống quần tụ đoàn kết bên nhau. Trong đó họ Đoàn chiếm phần lớn trong làng.

Bia số 4 Văn Miếu Quốc tử giám số TT 8 ký hiệu N01316.

Do bia tiến sĩ được dựng ngày 15 tháng 8 niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (năm 1484) nên đã ghi cụ ĐOÀN LẠN là người xã Hồng Lục huyện Gia Lộc. Đời Lê sơ chưa có tên huyện Gia Lộc. Huyện này, đời Lý-Trần và đầu đời Lê sơ là huyện Trường Tân thuộc châu Hạ Hồng. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đời Lê Thánh Tông, khi lập Nam Sách thừa tuyên, huyện Trường Tân đổi tên là huyện Gia Phúc thuộc phủ Hạ Hồng. Nên cụ ĐÀO LANG trong chính sử đã có lẽ được ghi đúng lại là cụ ĐOÀN LẠN (ĐOÀN LANG) và quê là huyện Gia Phúc thuộc phủ Hạ Hồng.

Như vậy sự sai lệch trong văn bia với gia phả gốc là do thời điểm dựng bia cách đó 18 năm (1466 đến 1484).

Theo văn bia, làng Khuông Phụ có từ thời tiền Lê (thế kỷ thứ XI), trong cổ sử làng đã có các vị tiên hiền như cụ nghè Đoàn Đại Lang, khoá sinh Đoàn Văn Lục, Đoàn Văn Khánh, cụ đồ nho Đoàn Văn Sỡi...

Đoàn Lạn người làng Tây Liễu (Bá Liễu) nay là thôn Bá Liễu, Lục Hồng, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương, dự khoa thi Đình Nguyên năm Bính Thân 1466, niên hiệu Hồng Đức thứ 7, đời vua Lê Thánh Tông, đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ xuất thân (Hoàng Giáp). Ông làm quan đến chức Thừa tuyên sứ và được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc). Sau khi về nước thì Đoàn Lạn đã làm sớ tâu lên triều đình xin gia phong cho cụ Đoàn Nghĩa Ảm vì chiến công đánh giặc bảo vệ biên cương Đại Việt. Vua Lê Thánh Tông đã gia phong tặng mỹ tự cho cụ Đoàn Nghĩa Ảm là Hiển ứng linh phù, trung đẳng phúc thần Đại Vương, giao cho bản xã, địa phương phụng thờ như cũ. Hoàng Giáp Đoàn Lạn có tài ngôn thuyết đời được nhà Minh (Trung Quốc) phải trả vùng đất Lê Hoa về nước Đại Việt thành công. Khi Ngụy Mạc Đăng Dung tự trói lên biên giới quỳ lạy dâng vùng đất Lê Hoa cho nhà Minh năm Mậu Tuất. Từ đó nhà Minh xóa tên Lê Hoa của Đại Việt, lập huyện Mông Tự nhập vào Trung Quốc.  

Dân làng thôn Bá Liễu, Lục Hồng, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương lập đền thờ hoàng làng thờ cụ Đoàn Nghĩa Ảm có công với nước với dân giúp vua Lý Nhân Tông đánh giặc Tống vào thế kỷ thứ XI và thờ ngài tiến sĩ nho học thời nhà Lê 1466 (Hai vị thờ tại Đình làng đều là người họ Đoàn, người gốc làng Bá Liễu).

Ở đây có một chi tiết là cụ Đoàn Lạn sinh ra ở thôn Bá Liễu, Lục Hồng, phường Hải Tân.  Như vậy nơi cụ quan nghè Đoàn Đại Lang sinh ra tại thôn Bá Liễu nhưng mộ tán tại làng Xã Khuông Phụ, Gia Lộc Hải Dương.

Mộ cụ Đoàn Đại Lang và nơi sinh của cụ Đoàn Nhữ Hài như trên bản đồ.

Họ Đoàn Văn tại làng Khuông Phụ vẫn giữ được bát hương cổ của họ Đoàn, trên bát hương có khắc hai chữ ĐẠI VƯƠNG. Theo lời kể của những người họ Đoàn tại làng thì có niên đại khoảng 700 đến 800 năm.

Đến năm 1990 cụ Đoàn Chương cháu đời thứ 14 từ cụ Đoàn Đại Lang đã tìm được văn bản bằng chữ nho có liên quan đến dòng họ Đoàn Đông Yên.

THÁI THỦY TỔ QUAN NGHÈ ĐOÀN ĐẠI LANG

CỤ QUAN NGHÈ ĐOÀN ĐẠI LANG còn được biết đến là Cụ Quan nghè ĐOÀN LẠN hay ĐOÀN LANG (đời thứ 18)

Trong gia phả là cụ ĐOÀN ĐẠI LANG

Đặc Tấn Phụ Quốc Thượng Tướng Quân

Hộ Quốc sắc phong Thượng đẳng chi thần.

Qua các tài liệu lịch sử có thể bước đầu chúng ta đoán Cụ Quan nghè Đoàn Đại Lang như sau:

Cụ là hậu duệ đời thứ 18 kể từ cụ Đoàn Liêm Duy đời thứ nhất; Cụ Đoàn Văn Khâm đời thứ 5, cụ Đoàn Thượng Đời thứ 9; cụ Đoàn Văn đời thứ 10; cụ Đoàn Trang Tùng đời thứ 11; Cụ Đoàn nhất Lang đời thứ 12. Trong đó thất lạc 6 đời không ghi được chi tiết gia phả.

Cụ Quan Nghè ĐOÀN ĐẠI LANG là cụ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân ĐOÀN LẠN 段爛 người xã Hồng Lục huyện Gia Lộc trong Văn bia tiến sĩ năm Bính Tuất niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466).

Cụ Quan Nghè ĐOÀN ĐẠI LANG trong sử ghi là Minh hình tri viên ngoại lang ĐÀO LANG được cử làm giám sát ngự sử các xứ Hải Tây.  Tân Bình và Thuận Hóa, thuộc đạo Hải Tây.  Năm 1467.

Cụ Quan Nghè ĐOÀN ĐẠI LANG (An Phận) là Ông An Toàn Bá, Thượng tướng Phủ Tân (Tiên) Bình, Thuận Hóa. (thuộc xứ Hải Tây) trong Tam quan họ Đoàn là Nghi Trung Bá, An Toàn Bá và Dung Thành Bá. Cụ chính là trạng nguyên được ghi trong gia phả họ Đoàn Quảng Bình Quảng Trạch với câu đối:

THẬP BÁT QUẬN CÔNG TAM QUAN TƯỚNG

BÁCH NHÂN TIẾN SỶ NHỊ TRẠNG NGUYÊN.

Cụ được ghi trong gia phả và trong chính sử là đội quân Thuận Hoá có công giúp vua Lê Thánh Tông bình Chiêm thành và bắt được Vua Chiêm là Trà Toàn.

Cụ là thổ tú Đạo Đồng được nghi trong chính sử: “Bấy giờ đại giá về tới Thuận Hóa, tri châu là Đạo Nhị và em là Đạo Đồng cùng hơn 100 bộ đảng đem 5 con voi đến cống”. Trong sừ cụ chính là ông An toàn Bá (An Phận) Thượng tướng Phủ Tân (Tiên) Bình, Thuận Hóa và là Đạo Đồng.

Cụ đã từng đi sứ nhà Minh. Cụ có tài ngôn thuyết đời được nhà Minh (Trung Quốc) phải trả vùng đất Lê Hoa về nước Đại Việt thành công. Khi Ngụy Mạc Đăng Dung tự trói lên biên giới quỳ lạy dâng vùng đất Lê Hoa cho nhà Minh năm Mậu Tuất. Từ đó nhà Minh xóa tên Lê Hoa của Đại Việt, lập huyện Mông Tự nhập vào Trung Quốc.

Cụ có tên trong bia văn miếu ký hiệu N01316 và trong các sách Liệt huyện đăng khoa V36a; Lịch triều đăng khoa I.14a; Lịch đại đăng khoa 10b; Đại Việt lịch đại Tiến sỹ khoa thực lục 15a.

Cụ được sắc phong qua các đời vua:

Đặc Tấn Phụ Quốc Thượng Tướng Quân

Hộ Quốc sắc phong Thượng đẳng chi thần.

Cụ được dân làng thôn Bá Liễu, Lục Hồng, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương lập đền thờ hoàng làng tại đình làng.

Cụ là thân phụ của cụ Đoàn Công Huyền. Trong gia phả có ghi: Cụ Đoàn Đại Lang theo Lê Thánh Tông đi đánh giặc Chiêm Thành, lập công bắt được tướng Chiêm Thành là Trà Toản, sau khi vua đánh giặc xong Tấu cùng vua Lê để lại cụ Đoàn Công Huyền ở lại tỉnh Quảng Nam, quy dân lập ấp, khai khẩn ruộng đất thành lập xã hiệu lúc bấy giờ ở Quảng Nam xứ.Cụ là ông của Đặc tấn phụ quốc thượng tướng quân, Cẩm Y vệ Đô chỉ huy sứ ty Đô chỉ huy sứ Chưởng vệ sự. Thạch Quận Công ĐOÀN CÔNG NHẠN. Hậu Duệ là Đoàn Công Nhạn được chúa Nguyễn phong chức tước Thạch Quận Công. Đoàn Công Nhạn sinh ra con trưởng là Đoàn Công Quảng, làm quan thời chúa Nguyễn, tước Quốc Cữu sầm Oai hầu và Đoàn Thị Ngọc là vợ chúa Nguyễn Phúc Lan, là mẹ chúa Nguyễn Phúc Tần. Bà Đoàn Thị Ngọc có công dạy dân trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ kéo sợi dệt vóc lụa Nguyễn ánh tranh được làm vua hiệu Gia Long đã tôn miếu hiệu cho cụ bà nội là Trịnh thục Từ tĩnh Mẫu duệ Kính hiếu Chiêu Hoàng Thái hậu và xây phần mộ gọi là lăng Vĩnh Diên hiện còn ở Chiêu Sơn là di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng cấp bằng công nhận cấp Nhà nước.

Con cháu của cụ chi này vẫn còn nhiều ở Duy Xuyên Quảng Nam. Có nhiều người hậu duệ đã chuyến cư vào thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ, có người trở ra Bắc Bộ, có số người định cư nước ngoài...